Vòng bi máy nén khí

hotline:
0916222618
Mục lục nội dung

Vòng tua của đầu nén khí trục vít khoảng từ 3000  – 15000 v/phút. tùy thuộc vào thiết kế của từng loại máy,vì vậy khi thay thế vòng bi thì cần phải thay đúng chủng loại,tuyệt đối không thay vòng bi dởm.

Dưới đây là một số vòng bi thông dụng nhất của máy nén khí.

Tiêu chuẩn và tính năng của từng loại.

Thiết kế tiêu chuẩn
Trong ổ đũa đỡ một dãy , các con lăn luôn luôn được dẫn hướng bởi các gờ chặn trên vòng trong hoặc vòng ngoài. Các gờ chặn này kết hợp với mặt đầu của các con lăn được thiết kế đặc biệt giúp tăng khả năng bôi trơn, giảm ma sát và giảm được nhiệt độ của ổ đũa khi làm việc. Thông thường, vòng có gờ chặn lắp với bộ con lăn và vòng cách có thể được tách rời với vòng còn lại. Thiết kế này giúp cho việc tháo lắp được dễ dàng đặc biệt là trong các ứng dụng đòi hỏi cả hai vòng trong và vòng ngoài phải được lắp chặt. Ổ đũa đỡ một dãy của SKF có thể chịu tải trọng hướng kính lớn và làm việc ở vận tốc cao. Ổ đũa đỡ được chế tạo theo nhiều kiểu thiết kế khác nhau, khác biệt chủ yếu giữa những kiểu thiết kế này là ở các bố trí gờ chặn. Những kiểu thiết kế thông dụng nhất 

Thiết kế kiểu NU
Vòng ngoài của loại ổ đũa đỡ NU có hai gờ chặn, trong khi đó vòng trong không có gờ chặn (a). Trục có thể dịch chuyển dọc trục tương đối so với gối đỡ theo cả hai hướng.

Thiết kế kiểu N
Vòng trong của loại ổ đũa đỡ N có hai gờ chặn, trong khi đó vòng ngoài không có gờ chặn (b). Trục có thể dịch chuyển dọc trục tương đối so với gối đỡ theo cả hai hướng.

Thiết kế kiểu NJ
Vòng ngoài của loại ổ đũa đỡ NJ có hai gờ chặn và vòng trong có một gờ chặn (c). Do vậy loại ổ đũa đỡ này có thể định vị dọc trục theo một hướng.

Thiết kế kiểu NUP
Vòng ngoài của loại ổ đũa đỡ NUP có hai gờ chặn, vòng trong có một gờ chặn và một vòng chặn có thể tháo rời (d). Loại ổ đũa đỡ này có thể được dùng để định vị dọc trục theo hai hướng.

Ổ bi đỡ được thiết kế đơn giản, không thể tách rời, thích hợp để hoạt động với vận tốc cao, làm việc  bền và ít bảo dưỡng. Bên cạnh khả năng chịu tải hướng kính, do rãnh lăn sâu và độ mật tiếp giữa rãnh lăn và viên bi thấp giúp cho ổ bi đỡ còn có thể chịu được tải dọc trục theo cả hai hướng ngay cả ở vận tốc cao. Ổ bi đỡ là loại ổ lăn được sử dụng rộng rãi nhất. Chính vì vậy, SKF đưa ra  hiều kiểu thiết kế và kích thước khác nhau:

• ổ bi khơng có nắp che
• ổ bi có phớt
• cụm ổ bi kết hợp với phớt chặn dầu ICOSTM
• ổ bi đỡ có rãnh cài vòng chặn, có hoặc không có vòng chặn

Ổ bi đỡ chặn một dãy có thể chịu thêm được tải dọc trục chỉ theo một hướng, do đó loại này thường được lắp điều chỉnh với một ổ bi thứ hai. Nhóm sản phẩm tiêu chuẩn của các loại ổ bi đỡ chặn SKF bao gồm các ổ bi trong dải 72B và 73B. Hiện có hai dạng phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau
• ổ lăn có thiết kế cơ bản (không thể lắp cặp
được) dùng cho cách bố trí ổ lăn đơn
• ổ lăn để lắp theo bộ bất kỳ (phổ biến).
Ổ bi đỡ chặn có góc tiếp xúc 40° có khả năng chịu tải dọc trục lớn. Loại này không thể tháo rời và các vòng trong và ngoài đều có một vai thấp và một vai cao. Vai chặn thấp cho phép một số lượng lớn viên bi hợp thành trong ổ bi, nhờ đó ổ bi có khả năng chịu được tải trọng tương đối cao. Ổ bi đỡ chặn một dãy của SKF hiện có nhiều dải kích thước, thiết kế và cỡ.

Ổ bi đỡ chặn hai dãy có thiết kế tương đương với hai ổ bi một dãy đỡ chặn ghép lại nhưng có bề dày nhỏ hơn. Loại này phù hợp cho các ứng dụng chịu tải trọng dọc trục lẫn tải hướng kính theo cả hai chiều. Thích hợp sử dụng trong cơ cấu đòi hỏi độ cứng vững cao và có khả năng chịu moment uốn. Các kiểu ổ bi đỡ chặn hai dãy tiêu chuẩn của SKF bao gồm:
• ổ bi hai dãy đỡ chặn thông thường (a)
• ổ bi hai dãy đỡ chặn có thêm nắp che chắn (b)
• ổ bi hai dãy đỡ chặn có vòng trong hai nửa (c)

Ổ bi tiếp xúc bốn điểm là ổ bi đỡ chặn tiếp xúc góc một dãy với thiết kế bổ sung thêm cho rãnh lăn chịu tải dọc trục theo cả hai hướng. Khả năng chịu lực chính của ổ bi tiếp xúc bốn điểm là chịu lực dọc trục, tuy nhiên ổ bi cũng có khả năng chịu một phần nhỏ tải trọng theo phương hướng kính. Loại ổ bi này ít chiếm không gian dọc trục so với ổ bi hai dãy. Dải ổ bi tiếp xúc góc bốn điểm của SKF gồm 2 dải chính là QJ2 và QJ3, với 2 kiểu. Chúng sử dụng như
• Ổ bi tiếp xúc bốn điểm với thiết kế cơ bản.
• Ổ bi tiếp xúc bốn điểm với rãnh định vị.
Ngoài ra, ổ bi tiếp xúc bốn điểm của SKF cũng có dải kích thước, các thiết kế khác tương đối đa dạng.

Con lăn cam hai dãy của SKF dựa trên thiết kế của ổ bi tiếp xúc góc hai dãy với góc tiếp xúc là 25o. Loại này được bôi trơn sẵn và dễ lắp, được sử dụng hầu hết trong các hệ cam dẫn động, các hệ thống băng chuyền v.v. Con lăn cam hai dãy có nắp chặn bằng thép dập hình thành một khe hở dài dọc vai của vòng trong, giữ được chất bôi trơn bên trong và tránh nhiễm bẩn từ bên ngoài. Con lăn cam hai dãy của SKF gồm có hai dạng thiết kế chính
• Bề mặt lăn dạng cầu, ký hiệu 3058(00)C-2Z hay
• Bề mặt lăn dạng trụ, ký hiệu 3057(00)C-2Z.
Con lăn cam có mặt lăn dạng cầu được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp có sự lệch góc với đường lăn tương ứng và cần giảm thiểu ứng suất tại các mép của đường biên con lăn. Với thế hệ con lăn cam hai dãy, ngoài những thiết kế theo tiêu chuẩn còn có các loại con lăn cam khác như con lăn đỡ, cụm con lăn cam. Ví dụ
• Con lăn cam một dãy, dải 3612(00)R
• Con lăn đỡ dựa trên thiết kế của ổ lăn kim hay ổ đũa đỡ.
• Cụm con lăn cam dựa trên thiết kế của ổ lăn kim hay ổ đũa đỡ.

Ổ bi đỡ tự lựa đã được SKF phát minh. Thông thường có hai dãy bi và có rãnh lăn hình cầu ở vòng ngoài. Vì vậy chúng có khả năng chịu được độ lệch góc giữa trục và gối đỡ. Chúng đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng lệch trục hoặc trục bị võng. Hơn nữa, có ma sát thấp nhất so với các loại ổ lăn khác, cho phép hoạt động nguội hơn ngay cả ở vận tốc cao. SKF sản xuất theo nhiều thiết kế bao gồm:
• Ổ bi đỡ tự lựa không có nắp che theo thiết kế cơ bản.
• Ổ bi đỡ tự lựa có phớt.
• Ổ bi đỡ tự lựa có vòng trong kéo dài.
Thiết kế cơ bản
Theo thiết kế cơ bản có lỗ trụ, ở một số dãy kích thước thông dụng ổ bi còn có lỗ côn (độ côn 1:12). Những loại lớn dải 130 và 139 được phát triển cho các ứng dụng đặc biệt trong nhà máy giấy, có thể dùng cho các ứng dụng chịu quá tải nặng và yêu cầu ma sát thấp thích. Loại ổ bi này có rãnh và lỗ bơm mỡ ở vòng ngoài và lỗ bơm mỡ ở vòng trong († hình 4). Một số dải 12 và 13 có các viên bi nhô ra ở mặt bên. Giá trị phần nhô ra được cho trong bảng 1 và nên lưu ý trong quá trình thiết kế những chi tiết kế cận. Ổ bi có phớt Ổ bi có phớt của SKF có thể có phớt tiếp xúc ở cả hai mặt – ký hiệu tiếp vị ngữ 2RS1 . Loại phớt có tấm thép gia cố loại này được làm từ cao su acrylonitrile butadiene (NBR) chóng mài mòn và chịu dầu. Dải nhiệt độ làm việc cho phép từ -40oC đến +100oC và có thể lên tới 120oC trong thời gian ngắn. Môi phớt tì nhẹ lên góc vát trên vòng trong. Ổ bi có phớt tiêu chuẩn được bôi trơn bằng mỡ gốc lithium, có tính chống rỉ và những đặc tính khác nêu trong bảng 2. Ổ bi đỡ tự lựa theo thiết kế cơ bản có lỗ trụ, ở một số dãy kích thước thông dụng ổ bi còn có lỗ côn (độ côn 1:12).

 

0916222618 Chat messenger Link Fanpage Zalo: 0916222618